Chỉ số axit uric cao: Cách nhận biết, nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp
Axit uric hay acid uric là một chỉ số đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe người bệnh. Nếu định lượng axit uric thay đổi, có thể sức khỏe bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy chỉ số axit uric cao cảnh báo điều gì và có những hướng điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Chỉ số axit uric bình thường – bất thường
Bình thường, ở người khỏe mạnh, chỉ số acid uric trong máu có giá trị từ dưới 7,0mg/dl, tương đương với 420 micromol/l. Chỉ số này thường ít thay đổi, luôn ở mức ổn định do quá trình tổng hợp và đào thải.
Chỉ số axit uric cao xảy ra khi lượng acid uric trong máu cao hơn bình thường.
- Acid uric cao ở nữ nếu chỉ số này đạt 6,0mg/l (360 micromol/l).
- Ở nam giới chỉ số này là trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l)
Để xác định chỉ số axit uric cao, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm acid uric máu. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện xét nghiệm nước tiểu, đánh giá chức năng thận, chọc dịch khớp nếu có hiện tượng tràn dịch, X-quang khớp bị đau,…
Chỉ số axit uric cao phản ánh điều gì?
Axit uric trong cơ thể là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin. Một số thực phẩm nhiều đạm có chứa nhân purin có thể kể đến như nội tạng động vật, cá biển, đậu Hà Lan, các đồ uống có cồn như bia, rượu,…
Bình thường, acid uric được đào đào thải qua nước tiểu nhờ thận. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều đồ ăn nhiều đạm cũng như sử dụng nhiều rượu, bia sẽ làm chức năng của thận và khả năng tổng hợp acid uric cũng giảm. Lúc này dẫn đến hiện tượng hàm lượng axit uric cao trong máu.
Ở giai đoạn đầu, acid uric trong máu tăng cao nhưng chưa xuất hiện các triệu chứng, chưa xảy ra những cơn đau. Nhưng khi tình trạng này kéo này sẽ dẫn đến lắng đọng tinh thể urat ở khớp. Người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp, gây nên bệnh viêm khớp hay gout cấp. Lúc này tăng acid uric máu đã phát triển thành bệnh gout, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Nguyên nhân khiến chỉ số axit uric tăng cao?
Chỉ số axit uric cao có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
- Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến chỉ số axit uric cao là chức năng thận bị suy giảm khiến khả năng đào thải acid uric cũng giảm theo và làm tăng chỉ số này trong máu.
- Những trường hợp sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài cũng là nguyên nhân axit uric tăng cao
- Sử dụng quá nhiều đồ uống như rượu, bia, nước ngọt đóng chai. Rượu bia giúp sản xuất axit uric bằng cách tăng axit lactic và giảm sự bài tiết axit uric trong thận.
- Gia đình từng có người có tiền sử mắc bệnh gout hoặc bị tăng axit uric
- Những bệnh nhân mắc bệnh béo phì, suy giáp, bệnh tiểu đường,… cũng có thể làm chỉ số axit uric tăng.
- Sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu purin trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Những thực phẩm có thể kể đến như: Gan, thịt bò, đậu Hà Lan, nấm,…
- Một số trường hợp mắc hội chứng ly giải khối u cũng làm nồng độ acid uric tăng. Đây là hội chứng mà khi bệnh nhân điều trị ung thư do hóa trị hoặc xạ trị làm cho các tế bào được giải phóng nhanh. Lúc này người bệnh sẽ cần theo dõi chỉ số axit uric trong quá trình điều trị.
Chỉ số axit uric cao gây bệnh gì?
Theo các chuyên gia, chỉ có ⅓ những người bị tăng acid uric có không có biểu hiện triệu chứng. Theo thời gian nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, không chỉ riêng bệnh gout.
- Bệnh gout: Bệnh gout xảy ra ở khoảng 20% những người có nồng độ axit uric cao, đây là tình trạng viêm khớp. Những người bị bệnh gout có thể thường xuyên xuất hiện những cơn đau ở ngón chân cái. Ngoài ra ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối và khuỷu tay cũng có thể đau mà là triệu chứng của bệnh.
- Tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch: Chỉ số axit uric cao có thể làm giá trị tiên lượng cho các biến của bệnh nhân bị suy tim hoặc mắc các bệnh lý mạch vành
- Tăng huyết áp: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ người lớn bị tăng huyết áp có chỉ số axit uric máu cao từ 25-60%, ở thanh thiếu niên là gần 90%.
- Ảnh hưởng đến tế bào mạch máu: Khi chỉ số axit cao trong máu sẽ ảnh hưởng đến chức năng của lớp tế bào nội mạc mạch máu. Nguy hiểm có thể tổn thương đế thành mạch.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận: Acid uric cao sẽ gây tổn thương mạch máu, làm cơ chế tự điều hòa của thận yếu đi, đặc biệt là ở bệnh nhân đái tháo đường.
- Các bệnh về rối loạn chuyển hóa: Axit uric có thể liên quan đến các rối loạn trong hội chứng chuyển hóa.
Những triệu chứng axit uric cao bạn nên biết
Acid uric cao là nguyên nhân của rất nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng sau thì có chỉ số acid uric đang tăng cao.
Sưng đau các khớp
Chỉ số axit uric cao có thể gây ra nhiều triệu chứng bất thường như đau, sưng, viêm, tấy đỏ,… ở các khớp vào ban đêm. Một vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngón chân cái. Sau đó cơn đau sẽ lan đến các bộ phận như gót chân, mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, ngón tay,…
Cơn đau có thể sẽ đạt đỉnh điểm trong 2 – 24 giờ khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Và sau khoảng 7 – 10 ngày, cơn đau sẽ hết dần. Tùy thuộc vào cách kiểm soát bệnh cũng như chế độ ăn uống của bạn mà cơn đau kế tiếp có thể tái phát sớm hay muộn.
Tiểu khó
Khi tiểu khó, người bệnh sẽ liên tưởng đến bệnh về thận hoặc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Tuy nhiên khi chỉ số axit uric cao sẽ gây tắc nghẽn niệu quản (ống dẫn nước tiểu đến bàng quang), dẫn đến một số triệu chứng như tiểu rắt, tiểu ra máu, huyết áp cao, đau bụng, thường xuyên mệt mỏi, nước tiểu có các hạt nhỏ,…
Các triệu chứng về da
Các triệu chứng về da xảy ra khi nồng độ acid uric cao trong nhiều năm gây ra những cơn đau gout. Lúc này, axit uric kết tinh sẽ hình thành những cục u ở dưới da (hạt tophi). Hiện tượng này xuất hiện ở ngón tay, ngón chân, bàn tay, khuỷu tay chân, không gây đau đớn. Khi hạt tophi sưng to có thể bị vỡ và nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Các biện pháp điều trị tăng axit uric
Tùy vào tình trạng sức khỏe mỗi người mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau.
- Nếu chỉ số axit uric cao nhưng không có triệu chứng, người bệnh có thể không cần điều trị. Bệnh nhân dưới 40 tuổi, chỉ số acid uric lên trên 480mmol/l, có bệnh lý kèm theo sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Trường hợp tăng do hội chứng ly giải u trong các bệnh lý ác tính thì sẽ cần dùng thuốc và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- Đối với các cơn gout cấp: Dùng colchicine 1mg/ngày vào buổi tối. Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như nôn ói, tiêu chảy,… Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc giảm đau diclofenac, piroxicam,… (lưu ý sử dụng nếu có bệnh về dạ dày).
- Đối với bệnh gout mạn tính: Người bệnh có thể dùng thuốc Allopurinol, tuy nhiên lưu ý rằng thuốc có thể gây dị ứng nặng. Một loại thuốc khác là Febuxostat giúp hạ acid uric và ít gây dị ứng như giá thành sẽ cao hơn.
- Ngoài ra, khi chỉ số axit uric cao người bệnh nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ, hải sản, tránh uống rượu, bia. Nên ăn nhiều rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, nghỉ ngơi nhiều hơn để cải thiện sức khỏe.
Axit uric cao nên ăn gì?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến việc điều trị giảm axit uric máu, phòng ngừa bệnh gout. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên bổ sung vào bữa ăn hằng ngày để giảm axit uric.
- Chuối: Trong 1 quả chuối có 422 mg kali, giúp duy trì huyết áp, tăng khả năng đào thải acid uric qua đường tiết niệu. Từ đó giúp giảm acid uric máu cũng như các triệu chứng của bệnh gout.
- Ổi: Hàm lượng vitamin C, kali có trong ổi tốt cho người bị bệnh gout. Không chỉ làm giảm acid uric, ổi cũng giúp phá vỡ những tinh thể muối kết tinh ở mô, khớp.
- Quả anh đào: Anh đào giàu vitamin C và có chứa chất chống viêm anthocanis giúp giảm acid uric trong máu và ngăn ngừa acid uric lắng đọng lại trong các khớp.
- Nho: Người bị gout nên sử dụng nho để tăng tính kiềm trong cơ thể cũng như đào thải nồng độ acid uric ra ngoài. Đây là loại quả không có nhân purin.
- Uống nước: Nước rất quan trọng với cơ thể con người. Nước giúp loại bỏ nhiều độc tố, trong đó có axit uric. Người bệnh nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày để giảm lượng acid uric dư thừa trong cơ thể.
Ngoài việc bổ sung những thực phẩm cho cơ thể, người bệnh cũng nên có chế độ sinh hoạt điều độ cũng như chế độ luyện tập phù hợp, đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.
Chỉ số axit uric cao gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm. Người bệnh nên chú ý và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đúng thuốc, đúng liều lượng. Bất kỳ trường hợp nào có những bất thường xảy ra cần đến bệnh viện kiểm tra để tránh những nguy hiểm cho sức khỏe.
The post Chỉ số axit uric cao: Cách nhận biết, nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp appeared first on Bệnh Viện Quân Dân 102.
source https://benhvienquandan102.org/chi-so-axit-uric-cao-2656.html
Nhận xét
Đăng nhận xét